メニューボタン

[Chương 1] Mục 1③

2. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị sử dụng trong công tác

Dụng cụ neo cho thiết bị chống rơi ngã, kiểm tra và bảo dưỡng

Ngay cả khi một người công nhân đã đeo thiết bị chống rơi ngã, nó sẽ trở nên vô dụng nếu người công nhân đó không sử dụng nó ở nơi dễ té ngã.

Ngoài ra, cho dù người ta có sử dụng, thật vô nghĩa nếu chúng ta móc nó vào thiết bị đã bị hỏng hóc, hoặc ngay từ đầu đã không có chỗ nào để gắn nó vào.

Do đó, trước khi sử dụng, chúng ta hãy chắc chắn kiểm tra xem có sẵn Dụng cụ neo nào không, liệu nó có vấn đề gì không, v.v..

作業手順書

[Tham khảo: Tai nạn té ngã khi sử dụng dây đai an toàn (Từ 2010 đến 2014)]

Tổng cộng 170 trường hợp (Chỉ gồm các báo cáo từ nơi làm việc trong ngành xây dựng được trích xuất dựa trên Báo cáo về thương vong và bệnh tật của người công nhân).

(1) Các trường hợp va chạm với thanh dầm, v.v. trong khi đong đưa lơ lửng hoặc rơi xuống 17

① Va chạm tại các vị trí khác ngoài mặt đất, v.v. 15

② Dây đai an toàn chịu nén quá lâu 1

③ Tải trọng tác động lên cơ thể qua dây đai an toàn 1

(2) Các trường hợp đeo dây đai an toàn va chạm với mặt đất, v.v. 16

① Khoảng cách neo quá rộng giữa các giá đỡ dây chính 1

② Dây chính không đủ căng 2

③ Dây buộc quá dài 3

④ Sàn công tác quá thấp (đối với dây chính, dưới 4m; đối với loại dây khác, dưới 2m) 10

(3) Các trường hợp móc bị rơi ra, v.v … dẫn đến va chạm với mặt đất, v.v. 137

① Dây chính bị đứt hoặc bị rơi ra 10

② Dây buộc bị đứt 5

③ Tay vịn, v.v … nơi móc neo vào bị rơi ra do buộc không đúng cách, v.v. 25

④ Móc bị rơi ra do gắn ở vị trí không phù hợp 64

⑤ Dây đai an toàn bị rơi ra 10

⑥ Toàn bộ giàn giáo, v.v., nơi neo móc vào bị đổ sập. 20

⑦ Không xác định 3

(Nguồn: Dữ liệu từ Cuộc họp Đánh giá lần thứ ba về Quy định Thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp để phòng chống rơi ngã)



* Bất kể có xảy ra tai nạn hay không, việc người công nhân làm việc ở trên cao (ví dụ, làm việc ở độ cao từ 2 m trở lên là đã có nguy cơ té ngã) mà không có dụng cụ neo cho thiết bị chống rơi ngã hoặc dụng cụ neo bị hư hoặc thiếu là phạm pháp.
Ngay cả khi người công nhân tự nguyện thực hiện công tác nguy hiểm theo ý họ và nói rằng “không sao đâu”, điều này cũng không làm giảm bớt trách nhiệm của người sử dụng lao động (công ty) “phải đảm bảo rằng người công nhân làm việc trong điều kiện an toàn.”
Ngoài ra, có nhiều trường hợp người giám sát (tức là quản đốc) được người sử dụng lao động (công ty) ủy thác chỉ đạo và giám sát công việc tại công trường cũng chịu trách nhiệm liên đới.



[Ví dụ về khái niệm trách nhiệm về dụng cụ neo theo Luật Sức khỏe và An toàn Lao động]

  • ・ Ngay từ đầu việc không có dụng cụ neo là trách nhiệm của người sử dụng lao động (công ty, người đại diện).

    Ví dụ: Mặc dù đó là công trường cần bố trí dây chính, nhưng công ty lại không có thiết bị như vậy nên những người công nhân buộc phải làm việc mà không có nơi để gắn móc.

  • ・ Nếu có sẵn dụng cụ neo, nhưng người công nhân lại làm việc mà không gắn nó thì đó là trách nhiệm của giám sát công trường.<

    Ví dụ: Thiết bị dây chính đã được gắn vào trong chiếc xe ở công trường, nhưng công việc dự kiến ​​chỉ mất chút thời gian, vì vậy việc móc vào dây chính được đánh giá là không cần thiết, và người công nhân làm việc mà không cần gắn.

  • ・ Nếu có sẵn dụng cụ neo, nhưng bị hư, đó là trách nhiệm của người sử dụng lao động hoặc giám sát công trường.

    Ví dụ: Người công nhân đã sử dụng sợi dây chính đã xuống cấp và hư hỏng do bỏ qua khâu kiểm tra. Khi người công nhân vấp ngã, sợi dây chính bị đứt và người công nhân té xuống đất.
    (Công ty có thể chịu trách nhiệm về sự bất cập của hệ thống kiểm tra và hướng dẫn/đào tạo, khuyến khích sử dụng thiết bị hư hỏng, v.v. và nhìn từ quan điểm thực tế, giám sát công trường cũng như người phụ trách kiểm tra có thể chịu trách nhiệm liên đới vì đã bỏ qua khâu kiểm tra, v.v.)


Lưu ý)
Trên đây là hướng dẫn sơ bộ để đánh giá và trong số các ví dụ thực tế được gửi cho công tố viên vì vi phạm Luật Sức khỏe và An toàn Lao động, sẽ có nhiều loại trường hợp khác nhau tùy vào tình huống.

Luật Sức khỏe và An toàn Lao động được biên soạn tập trung chủ yếu vào trách nhiệm của người sử dụng lao động, nhưng khi tai nạn thực sự xảy ra, chính những người công nhân mới phải đối mặt với hậu quả thảm khốc, vì vậy họ sẽ mặc nhiên kiểm tra cẩn thận các thiết bị bảo hộ để chúng có thể trở nên đáng tin cậy và cố gắng làm việc an toàn ngay cả khi không có chỉ đạo của giám sát.


2. Các hạng mục cần kiểm tra thiết bị lắp đặt, v.v. và các ví dụ về các tiêu chí loại bỏ (Xem bảng bên dưới)

・ Để đảm bảo sử dụng an toàn, hãy chắc chắn kiểm tra trước khi bắt đầu công việc.

・ Nếu quá trình kiểm tra cho thấy thiết bị đáp ứng các tiêu chí loại bỏ thì xin đừng sử dụng nó. Hãy thay thế nó bằng thiết bị mới.

Tên bộ phận Hạng mục cần kiểm tra Tiêu chí loại bỏ
Dây chính, dây phụ Hư hỏng Bị đứt 7 sợi dây trở lên 損傷の有無
Hao mòn Hao mòn dễ nhận thấy
Biến dạng Biến dạng (bện xoắn).
Nút thắt bị lỏng hoặc rơi ra Nút thắt bị lỏng hoặc rơi ra さつま編みに緩みや抜け
Dính hóa chất hoặc sơn Dính hóa chất hoặc keo hoặc sơn dính cứng 薬品・塗料の付着
Biến dạng chốt Chốt bị biến dạng hoặc bị mất シンブルの変形等
Tăng đơ Chất lượng chức năng kéo dài/thu gọn Khó kéo dài/thu gọn
Lò xo bị hư hoặc bị mất
Hoạt động kém
Gãy lò xo Bị hỏng hoặc bị mất, và không có khả năng giữ
Lẫy bị mòn Mòn ½ trở lên khi chạm vào cạnh lẫy
Rỉ sét Rỉ sét thông thường
Biến dạng Biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt
Hư hỏng Thủng lỗ sâu 1 mm trở lên, hoặc có vết nứt li ti
Đinh tán bị mòn hoặc kêu lạch cạch Đầu đinh tán bị mòn hoặc các bộ phận bị uốn cong
(mòn khoảng 1/2)
Đinh tán kêu lạch cạch
Móc Hoạt động không bình thường Thiết bị an toàn hoặc chốt hoạt động không đáng tin cậy
Lò xo bị hỏng hoặc bị mất
Biến dạng Biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt
Hư hỏng Thủng lỗ sâu 1 mm trở lên
Vết nứt li ti
Rỉ sét Rỉ sét thông thường
Khóa chữ D bị mòn Rỉ trắng (ăn mòn)
Đinh tán bị mòn hoặc kêu lạch cạch Đầu đinh tán bị mòn hoặc các bộ phận bị uốn cong
(mòn khoảng 1/2)
Đinh tán kêu lạch cạch
Hộp tự rút – tự hãm Chất lượng chức năng khóa Chức năng khóa không hoạt động đúng cách
Chất lượng khóa khi rút ra/rút vào Khóa không rút ra hoặc rút vào một cách trơn tru
Thân khóa bị toét hoặc biến dạng Thân khóa bị toét 3 mm trở lên hoặc biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt
Dây bị hư Lòi vật liệu lõi do hư hỏng, cháy, hao mòn v.v.
Dính hóa chất hoặc sơn trên dây Dính hóa chất hoặc sơn dính cứng ストラップの変形の有無<
Dây cáp bị biến dạng Xoắn hoặc biến dạng và vênh trên suốt chiều dài
Khóa điều chỉnh chiều dài Chất lượng chức năng kéo dài/thu gọn Khó kéo dài/thu gọn
Lò xo bị hư hoặc bị mất Hoạt động kém
Gãy lò xo Bị hỏng hoặc bị mất, và không có khả năng giữ
Lẫy bị mòn Mòn ½ trở lên khi chạm vào cạnh lẫy
Khóa điều chỉnh chiều dài
Khóa chữ D
Rỉ sét Rỉ sét thông thường
Biến dạng Biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt
Hư hỏng Thủng lỗ sâu 1 mm trở lên, hoặc có vết nứt li ti
Đinh tán bị mòn hoặc kêu lạch cạch Đầu đinh tán bị mòn hoặc các bộ phận bị uốn cong (mòn khoảng 1/2) Đinh tán kêu lạch cạch
Bộ phận trượt
(Kẹp vào dây chính đặt theo phương dọc)
Chất lượng neo vào dây chính đặt theo phương dọc Không thể móc vào dây chính đặt theo phương dọc do lò xo bị hư, v.v.
Biến dạng, hư hỏng Lỗi thao tác (thiết bị an toàn hoặc thiết bị khóa không đóng lại hoàn toàn) Biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt
Xác nhận chức năng dừng Khi nâng móc lên và bộ trượt được phép thả tự do, khoảng cách đến điểm dừng là 30 cm trở lên 停止機能の確認 Không dừng khi kéo móc xuống

(Trích từ Sổ tay hướng dẫn Công tác lắp đặt thiết bị an toàn tiêu chuẩn để phòng ngừa rơi ngã)


3. Không được sử dụng các dụng cụ neo khác (chốt đỡ dây chính, thanh kẹp thép chữ H, v.v.) nếu thuộc bất kỳ trường hợp nào sau đây:

・Đã chịu tác động của cú rơi ngã

・Có biến dạng hoặc hư hỏng dễ thấy như ăn mòn

・Bu lông neo bị hư hoặc có lớp xỉ

・Dây, đai hoặc dây cáp bị hư hỏng (Xem bảng trên)

・Bị hư hỏng hoặc hư hại rõ ràng làm ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hoạt động khác với những trường hợp trên



フルハーネス型墜落制止用器具特別教育

このページをシェアする

講習会をお探しですか?

 

受講者様のご希望に合わせ、以下のタイプの講習会もご用意しています

WEB講習
オンラインで会社や自宅で受講可能
出張講習
指定の会場へ講師を派遣いたします

▲ページ先頭へ